|
|
|
|
|
|
|
Truyền miệng - xu hướng mới của Marketing thế kỷ 21
|
|
Trong hội thảo với chủ đề “Marketing thế kỷ 21”, Philip Kotler - huyền thoại marketing thế giới phát biểu: “Các doanh nghiệp có thể giảm chi phí quảng cáo bằng cách sử dụng hiệu quả các mối quan hệ với công chúng bằng con đường truyền miệng”.
|
|
 |
Truyền miệng là hình thức tiếp thị không quá tốn kém song cần phải đề ra kế hoạch,
cách tiến hành một cách tỉ mỉ và kỹ lưỡng (nguồn : Marketing Route)
|
Truyền miệng (words of mouth) trong Marketing, hay còn được gọi là Tiếp thị truyền miệng là cách khuyến khích chính khách hàng nói về sản phẩm của bạn.
Thông qua việc giao tiếp của khách hàng, thông tin sản phẩm sẽ đến tai những người tiêu dùng khác. Đây là hình thức quảng cáo có tính lan truyền cao, các nhà chiến lược cần thận trọng trong việc áp dụng.
Hiện nay, hình thức này trở thành xu hướng quảng cáo chính ở các nước phát triển. Họ đề ra những kế hoạch cụ thể cho từng chiến dịch tiếp thị truyền miệng. Theo đó có 5 bước chính là: Talkers (Đối tượng khách hàng), Topics (Chủ đề), Tools (Công cụ), Taking Part (Nội dung), Tracking (Điều chỉnh).
|
Với lượng dòng chảy thông tin lớn trên Internet như hiện nay, hình thức chính của Marketing sẽ là truyền miệng - đó sẽ là chiến lược hàng đầu của các doanh nghiệp. Qua hình thức quảng cáo mới này, khách hàng có thể trực tiếp khen ngợi hay góp ý các sản phẩm của doanh nghiệp. Quan trọng là những ý kiến này sẽ đến được tai những khách hàng khác.
Vị giáo sư lẫy lừng thuộc đại học Northwestern University Kellogg School of Management này nhận định rằng hầu hết các doanh nghiệp đã bỏ phí các mối quan hệ công chúng với vai trò là một công cụ hữu ích để gửi đi những thông điệp của họ.
Ông cũng đưa ra trường hợp của công ty Apple’s iPhone làm ví dụ cho tác dụng mạnh mẽ của hình thức tiếp thị này. Với lượng bán ra khổng lồ, công ty này sử dụng rất hiệu quả hình thức quảng bá truyền miệng để khuếch trương các sản phẩm của họ, thậm chí chẳng cần phải bỏ một đồng nào cho quảng cáo. Chiến dịch thành công đến mức khách hàng đã xếp hàng cả ngày trước giờ tung ra sản phẩm.
Cũng theo Kotler, trong kinh doanh, đầu tiên phải tôn trọng tôn chỉ “khách hàng là thượng đế”. Vị trí đáng tôn trọng thứ hai là những nhân viên trong công ty. Đối tác chỉ đứng vị trí thứ ba và cuối cùng là đối thủ. Một doanh nghiệp thành công trước hết phải có thị trường mục tiêu, nơi những sản phẩm của họ được đánh giá cao nhất. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng lan truyền giữa những người mua hàng với nhau.
Các công ty ngày nay nên đưa ra những chiến lược Marketing tiếp cận được tất cả các khía cạnh của công ty bao gồm Marketing nội bộ, kết hợp với Marketing quan hệ và trách nhiệm xã hội và Marketing hội nhập. Ông đưa ra lời khuyên cho các công ty rằng họ nên tuyên truyền làm sao để khách hàng thấy rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ là thiết yếu trong cuộc sống.
Kết quả của một cuộc khảo sát gần đây cho thấy những công ty thành công là những công ty đã làm được điều này.
Bốn nguồn thông tin người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất khi mua sắm quần áo theo thứ tự gồm: kinh nghiệm bản thân, bạn bè - người thân, báo - tạp chí, truyền hình. (nguồn TTO)
|
Một nghiên cứu uy tín của Jim Collins, tác giả của cuốn sách Good to Great cũng chỉ ra rằng khách hàng thường trung thành với các công ty mang lại lợi ích cho họ một cách lâu dài nhất nhưng lại chi phí cho các chiến dịch quảng cáo ít nhất. Họ thường tin tưởng bạn bè, người thân, những người đã từng sử dụng sản phẩm đó hơn là những chương trình quảng cáo trên báo hay TV.
Các công ty này đồng thời cũng có những chính sách hợp lý cho những cổ đông từ nhỏ đến lớn, chi lương và lợi nhuận một cách thoả đáng cho nhân viên, cho phép họ có thể tiếp cận với ban quản trị của công ty, có sự đền bù và phúc lợi cho họ cao để họ ở lại với công ty lâu dài hơn. Sự kết hợp của nhiều nền văn hoá là tài sản lớn nhất và lợi thế cạnh tranh của các công ty này. Họ thường thuê các nhân viên có tâm huyết và coi các nhà cung cấp là những đối tác thực sự của họ. Danh tiếng và uy tín của một doanh nghiệp thường bắt đầu từ trong chính nội bộ và các mối quan hệ bên ngoài của doanh nghiệp đó.
Hồng Nhung – Vĩnh Hồng (theo Asia Media)
|
Nguồn: Vietnam.net | Ngày cập nhật: 2007-08-29 |
|
|
|
Giới thiệu bạn bè | Quay lại | Đầu trang |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|