Từ ngày 01/5/2005, các doanh nghiệp hăy coi
chừng với các thông điệp từ quảng cáo kiểu: sản phẩm của tôi tốt hơn
sản phẩm của anh ta!
Loạn trời quảng cáo
Quảng cáo xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thập
niên 80 cùng với quá tŕnh chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị
trường. Có lẽ chúng ta ta vẫn c̣n nhớ vào thời điểm đó các sản phẩm
được đưa lên ti vi hay ra-di-o để quảng cáo rất hạn chế như loa Nam
Môn, gạch men văn hoa Sài G̣n, ḿ tôm Mi-li-ket hay nhà may Hoàng
Trung... và phương pháp quảng cáo cũng c̣n hết sức dè dặt, khiêm tốn.
Trong mấy năm trở lại đây ai trong mỗi chúng
ta cũng chưng kiên sự bùng nổ của các phương pháp quảng cáo: ngoài hai
công cụ truyền thống là ti-vi và ra-đi-ô th́ báo chí, áp- phích-tờ rơi
gửi đến tận nhà, đặt vào tận gió xe máy và hiện đại hơn là gửi email
dưới h́nh thức rác(spam).Các thông điệp quảng cáo th́ muôn màu muôn vẻ
với các ngôn từ ca tụng từ tuyệt hảo, điểm 10 cho chất lượng, măi măi
với thời gian, 60 năm vẫn chạy tốt, cho đến:tốt nhất, tốt trên tất cả,
không c̣n ǵ để nói v.v… và v.v…
Vậy đâu là ranh giới giữa quảng cáo hợp pháp và quảng cáo bất hợp pháp?
Khung pháp lư ngày càng hoàn thiện
Có thể nói Nhà nước ta dă sớm ư thức được việc
phải kiểm soát quảng cáo. Luật thương mại năm 1997, hàng loạt Nghị
định và Thông tư của liên Bộ Thương mại-văn hoá thông tin đă ra đời để
điều chỉnh vấn đề này, song có thể nói vấn đề quảng cáo so sánh th́ vẫn
c̣n là một lỗ hổng của pháp luật.
Phải đến khi Luật cạnh tranh được thông qua (kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XI vừa qua), th́ vấn đề này mới được đề cập tại Điều 34.
Điều 34 quy định:
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau:
1. So sánh hàng hoá, dịch vụ của ḿnh với hàng hoá,dịch vụ của doanh nghiệp khác trên thị trường”.
Trong bất kỳ nền kinh tế thị trường nào, để
đưa sản phẩm của ḿnh đến với khách hàng, các doanh nghiệp đều được
quyền tự ca ngợi sản phẩm của ḿnh. Nhưng nếu quảng cáo bằng cách so
sánh sản phẩm của ḿnh với sản phẩm của doanh nghiệp khác nhằm hạ thấp
uy tín của sản phẩm đó th́ hành vi quảng cáo so sánh đó phải bị coi là
một dạng của cạnh tranh không lành mạnh. Luật cạnh tranh của rất nhiều
nước trên thế giới (Anh, Pháp, Đức…) và của các nước trong khu vực
(Thái Lan, Indonexia…) đều coi quảng cáo so sánh là một dạng của cạnh
tranh không lành mạnh và các hành vi này đều bị cấm. Tuy nhiên, luật
cạnh tranh của các nước lại có những ngoại lệ, có nghĩa là quảng cáo so
sánh vẫn có thể đươc cho phép khi đáp ứng được các điều kiện sau :
- Không mang tính lừa dối hoặc có nội dung tạo ra sự nhầm lẫn;
- Hướng đến hàng hoá hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu giống nhau hoặc có mục đích giống nhau;
- So sánh một cách khách quan một hoặc nhiều
đặc tính chủ yếu, đặc trưng, có thể kiểm soát được và đại diện cho các
hàng hoá hoặc dịch vụ, mà giá cả được coi là một bộ phận cấu thành của
các yếu tố đó”.
Các quy định về ngoại lệ này là hết sức chặt
chẽ, bởi lẽ về nguyên tắc, quảng cáo so sánh là bị cấm. Nó chỉ được coi
là hợp pháp khi đáp ứng được những điều kiện luật định nêu trên. Chỉ
cần đọc qua các điều kiện này th́ doanh nghiệp đă thấy “ngán” và chẳng
dại ǵ mà lại đi quảng cáo bằng cách so sánh sản phẩm của ḿnh với sản
phấm của doanh nghiệp khác .
Vẫn c̣n điểm cần bàn
Như vừa nói ở trên, trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay, luật cạnh tranh của chúng ta cũng cần có
những quy định mềm dẻo hơn để làm yên ḷng các nhà đầu tư (nên có thêm
các ngoại lệ chứ không nên cấm tuyệt đối quảng cáo so sánh) .
Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho các
doanh nghiệp là đừng nên quảng cáo bằng phương pháp so sánh sản phẩm
của ḿnh với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Phương pháp quảng cáo tốt
nhất chính là nằm ngay trong bản thân của sản phẩm: khách hàng luôn t́m
đến những sản phẩm nào có chất lượng tốt nhất với giá rẻ nhất, c̣n
những lời quảng cáo rỗng tuếch có tính chất lừa dối sẽ không bao giờ có
thể là cách tốt nhất để lôi kéo khách hàng.
Pháp luật